Việt Nam là một quốc gia có nhiều sản vật nổi tiếng gắn với mỗi địa danh. Nước mắm Phú Quốc; Cà phê nhân Buôn Ma Thuột; Bưởi Đoan Hùng; Vải thiều Thanh Hà; Gạo Tám Xoan…là những địa danh nổi tiếng được bảo hộ. Địa danh được gắn với tên sản phẩm như vậy để phân biệt sản phẩm được sản xuất tại vùng mang địa danh này với sản phẩm cùng loại được sản xuất tại các vùng mang địa danh khác. Dựa trên sự nổi tiếng này, rất nhiều cá nhân, tổ chức đã mong muốn được đăng ký tên địa danh cho sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp. Đáp ứng nhu cầu khách hàng, Luật Việt Phong cung cấp thông tin về đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
1. Điều kiện để được bảo hộ dưới dạng chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ, hay quốc gia cụ thể. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Lưu ý: các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý bao gồm:
- Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
- Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
- Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
- Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
2. Hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý
Cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý bao gồm các tài liệu sau:
- 02 Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT;
- 02 Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
- 02 Bản mô tả tính chất/ chất lượng/ danh tiếng của sản phẩm đăng ký cho chỉ dẫn địa lý đó;
- 10 mẫu thể hiện cách trình bày chỉ dẫn địa lý (hình ảnh, bằng chữ hoặc kết hợp cả hai) với kích thước không quá 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm (trong trường hợp chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ)
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
3. Trình tự tiến hành đăng ký chỉ chỉ dẫn địa lý
Bước 1.Nộp đơn
Cá nhân, tổ chức nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua đại diện sở hữu công nghiệp.
Bước 2. Tiếp nhận đơn
Bước 3. Thẩm định hình thức đơn
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn. Còn nếu đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Thời hạn thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nhận đơn
Bước 4. Công bố đơn
Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Thời hạn công bố đơn là 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
Bước 5. Thẩm định nội dung đơn:
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý là vô thời hạn kể từ ngày cấp.
4.Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ
Khi khách hàng có yêu cầu, Luật Việt Phong sẽ thực hiện các công việc dưới đây:
- Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký chỉ dẫn địa lý
- Tư vấn tính khả thi của đối tượng muốn bảo hộ.
- Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Thay mặt khách hàng theo dõi tiến trình giải quyết tại Cục Sở hữu trí tuệ.
- Sửa chữa, khắc phục trong trường hợp đơn còn thiếu sót.
- Thay mặt khách hàng nhận kết quả.
- Tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp
- Bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng.
Để được đăng ký chỉ dẫn địa lý, khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây: Tên và địa chỉ của chủ đơn; mô tả khu vực địa lý cần chỉ dẫn; mô tả sản phẩm đăng ký cho chỉ dẫn địa lý và giấy ủy quyền (Cung cấp khi sau khi nhận được thông tin đăng ký). Với sự chuyên nghiệp, tận tâm và linh hoạt của đội ngũ chuyên viên công ty Luật Việt Phong, quý khách hàng sẽ nhanh chóng nắm trong tay Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.