Sau khi các tỉnh, thành phố tại Việt Nam thực hiện sáp nhập theo Nghị quyết mới của Đảng, nhiều người dân đã đặt câu hỏi liệu có cần phải làm lại sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) khi địa giới hành chính thay đổi. Việc thay đổi này có thể ảnh hưởng đến các giấy tờ và thông tin liên quan đến quyền sử dụng đất, khiến nhiều người không biết liệu sổ đỏ của họ có cần được cấp lại hay không. Khi địa giới hành chính thay đổi, tên tỉnh/thành phố trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) có thể không còn phù hợp. Vậy khi sáp nhập tỉnh thành, có cần làm lại Sổ đỏ nhà nhất không?.

1. Sáp nhập tỉnh thành là gì?
Sáp nhập tỉnh thành là việc tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp thành phố trực thuộc trung ương. Theo chủ trương của Chính phủ, mục tiêu là giảm thiểu số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải cách bộ máy hành chính và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Đặc biệt, sự sáp nhập này giúp tối ưu hóa nguồn lực và đảm bảo sự đồng bộ trong quản lý.
2. Có phải đổi sổ đỏ mới khi sáp nhập tỉnh thành không?
Nhiều ý kiến quan tâm sau khi tiến hành sáp nhập tỉnh thành, sáp nhập xã, người dân có phải đổi sổ đỏ mới hay không?.
Liên quan đến số đỏ Luật đất đai 2024 quy định những loại giấy tờ sau nếu được cấp trước ngày luật có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, người dân không bắt buộc phải cấp đổi, trừ trường hợp có nhu cầu gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Cùng với đó, tại Luật đất đai 2024 cũng quy định về việc đăng ký biến động thông tin với người có quyền sử dụng đất. Cụ thể, người dân đăng ký biến động thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp có thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất.
Đồng thời, việc thay đổi trên chỉ thực hiện khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu.
Căn cứ điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 133 Luật đất đai 2024 quy định liên quan đến việc làm lại sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh như sau:
"Đăng ký biến động
1. Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi sau đây:
d) Thay đổi ranh giới, mốc giới, kích thước các cạnh, diện tích, số hiệu và địa chỉ của thửa đất
2. Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên giấy chứng nhận đã cấp hoặc cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu. Đối với trường hợp đăng ký biến động quy định tại điểm p khoản 1 Điều này thì được cơ quan có thẩm quyền xác nhận trên giấy chứng nhận đã cấp."
Theo đó, khi sáp nhập tỉnh, thành thì không bắt buộc người dân phải làm lại sổ đỏ (đăng ký biến động). Việc đăng ký biến động, thay đổi thông tin trên sổ đỏ chỉ thực hiện khi người sử dụng đất có nhu cầu.
Đồng thời, tại Điều 10 Nghị 190/2025/QH15 có quy định về xử lý văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước như sau:
"Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp
1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật không còn được áp dụng do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác ban hành trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà sau khi sắp xếp không xác định được cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ văn bản."
Kết luận chung: Sổ đỏ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi sáp nhập tỉnh, thành sẽ vẫn tiếp tục có hiệu lực. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản không cần làm lại sổ đỏ. Bên cạnh đó, giấy tờ khác đã được cấp trước khi thực hiện sắp xếp bộ máy mà chưa hết hiệu lực hoặc vẫn còn thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Có phải làm lại sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.