Sáp nhập tỉnh thành, người dân có phải làm lại thẻ Căn cước không?

Posted on Tư vấn hành chính 59 lượt xem

Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW của Trung ương Đảng đang làm thay đổi đáng kể hệ thống đơn vị hành chính cấp tỉnh tại Việt Nam. Một trong những thắc mắc lớn của người dân hiện nay là: Khi địa chỉ hành chính thay đổi, liệu có cần phải làm lại thẻ Căn cước công dân (CCCD) hay không? Bài viết dưới đây công ty Luật Việt Phong sẽ cung cấp thông tin chi tiết, chính xác và cập nhật nhất về quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thẻ CCCD trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành.

1. Quy định pháp luật về các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước 

Theo quy định pháp lý Khoản 1 Điều 24 Luật Căn Cước 2023 quy định các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau:

“Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước

1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;

đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

e) Xác lập lại số định danh cá nhân;

g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.”

Như vậy, không bắt buộc người dân phải đổi thẻ căn cước khi sáp nhập tỉnh, thành. Thẻ căn cước công dân và thẻ căn cước được cấp cho người dân trước khi thực hiện việc sáp nhập nếu chưa hết thời hạn thì vẫn được tiếp tục sử dụng.

Nhưng do việc sáp nhập tỉnh thành sẽ thay đổi thông tin về địa chỉ, nên để thuận tiện hơn trong các hoạt động dân sự sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính thì người dân có thể liên hệ và yêu cầu cơ quan Công an cấp đổi thẻ Căn cước, và người dân sẽ không phải nộp phí, lệ phí cấp đổi trong trường hợp này (điểm a khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước 2023)

2. Thủ tục và chi phí khi thay đổi CCCD

Nếu người dân có nhu cầu cập nhật thông tin trên thẻ CCCD do sáp nhập tỉnh, thành, có thể đến cơ quan công an địa phương để thực hiện thủ tục cấp đổi. Trong trường hợp này, người dân sẽ không phải nộp phí, lệ phí cấp đổi thẻ CCCD.

Lưu ý:

- Không bắt buộc: Người dân không bắt buộc phải đổi thẻ CCCD sau khi sáp nhập tỉnh, thành nếu thông tin trên thẻ vẫn còn hiệu lực và không có thay đổi.

- Theo nhu cầu: Việc đổi thẻ chỉ thực hiện khi người dân có nhu cầu cập nhật thông tin hoặc khi thông tin trên thẻ không còn chính xác do thay đổi địa giới hành chính.​

Sau khi sáp nhập tỉnh, thành, thẻ CCCD đã cấp trước đó vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên thẻ. Người dân có thể yêu cầu cấp đổi thẻ nếu có nhu cầu cập nhật thông tin mới hoặc khi có sự thay đổi về địa giới hành chính, và việc này sẽ không mất phí.​

3. Bộ Công an sẽ hướng dẫn về thay đổi địa chỉ cư trú trên căn cước công dân khi sáp nhập

Bộ Công an sẽ chịu trách nhiệm ban hành các hướng dẫn liên quan đến việc thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới, cũng như thay đổi địa chỉ cư trú của công dân do sự thay đổi về địa giới và tên gọi của các đơn vị hành chính.

Bộ Công an cũng sẽ phối hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, căn cước công dân và định danh điện tử để cập nhật các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, Bộ sẽ thực hiện rà soát và cung cấp số liệu về nhân khẩu tại các đơn vị hành chính các cấp, đồng thời hướng dẫn xử lý các vướng mắc trong công tác lý lịch tư pháp.

Khi thực hiện việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Công an sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc thay đổi địa chỉ cư trú của công dân liên quan đến sự thay đổi về địa giới và tên gọi của các tỉnh sau khi sáp nhập, đồng thời cập nhật thông tin trên căn cước công dân và định danh điện tử.

Trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ tiếp tục cung cấp các hướng dẫn chi tiết hơn về việc thay đổi thông tin cư trú trên thẻ căn cước/CCCD và định danh điện tử cho người dân.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Sáp nhập tỉnh thành, người dân có phải làm lại thẻ Căn cước không? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề