Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

Posted on Xin giấy phép con 1019 lượt xem
Đối với hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện do luật định, doanh nghiệp phải tiến hành đề nghị cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận ra sao, thủ tục tiến hành như thế nào vẫn luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở lớn của nhiều chủ doanh nghiệp có hoạt động tạm nhập, tái xuất. Luật Việt Phong cam kết trở thành người đồng hành, hỗ trợ quý khách giải quyết mọi vấn đề pháp lý liên quan trong vấn đề này, cung cấp dịch vụ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, giúp quý khách nhanh chóng tiếp cận gần hơn với tính pháp lý của mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất này.

1. Những mặt hàng thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện

Những hàng hoá sau được coi là kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện:
- Hàng hóa đã qua sử dụng; 
- Hàng thực phẩm đông lạnh; 
- Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Những hàng hoá thuộc diện này được ghi nhận chi tiết tại Phụ lục III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BCT

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

* Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Danh mục do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại một tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi
- Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi;
Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi;
Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới, trên cơ sở thống nhất với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Công Thương, quy định để xây dựng kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh;
Kho, bãi mà doanh nghiệp đã kê khai để xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không được cho doanh nghiệp khác thuê toàn bộ hoặc một phần để sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
* Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt:
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt phải có số tiền ký quỹ là 07 tỷ đồng Việt Nam nộp tại một tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
* Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng:
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải có số tiền ký quỹ là 07 tỷ đồng Việt Nam nộp tại một tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

- Đơn đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BCT: 1 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
- Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BCT: 1 bản chính;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh: bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
- Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục IV và hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V thì không phải nộp:
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh: bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp;
- Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.

4. Luật Việt Phong thực hiện đề nghị cấp Mã số tạm nhập tái xuất như thế nào?

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp các yêu cầu của khách hàng về cấp mã số tạm nhập tái xuất
Bước 2: Đại diện cho khách hàng soạn thảo hồ sơ cấp mã số tạm nhập tái xuất, quy định cụ thể, chi tiết tại Mục 3
Bước 3: Thay khách hàng nộp hồ sơ tại Bộ Công thương. Đồng thời, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
Đối với Mã số tạm nhập, tái xuất hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xác minh không tính vào thời gian xử lý hồ sơ để cấp Mã số tạm nhập, tái xuất.
Trường hợp không cấp Mã số tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trả kết quả tới tay khách hàng
Như vậy, chỉ sau 14 ngày làm việc đối với trường hợp cấp Mã số tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh và 07 ngày làm việc với trường hợp còn lại, Luật Việt Phong đã có thể gửi tới quý khách thành quả của việc thực hiện dịch vụ: Mã số tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.

5. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong

- Được tư vấn hoàn toàn miễn phí về những nhu cầu của doanh nghiệp từ trước khi thực hiện cho tới giải đáp những vướng mắc sau khi đã có trong tay kết tinh sản phẩm cuối cùng, tư vấn trách nhiệm của doanh nghiệp sau khi được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất.
- Dịch vụ của chúng tôi sẽ giúp quý khách tiết kiệm tối đa thời gian, công sức cho việc hợp pháp hoá hoạt động kinh doanh của mình: Quý khách không cần đi lại trong bất cứ quá trình nào của thủ tục, mọi giấy tờ, tài liệu sẽ do chuyên viên của phía chúng tôi lập và giao tới tận tay khách hàng ký kết. 
- Nhận được hệ thống văn bản pháp luật liên quan hoàn toàn miễn phí mỗi khi quý khách có nhu cầu
 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề