Kinh doanh hoạt động in ấn là một trong những lĩnh vực kinh doanh khá "hot” trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Vậy để thành lập một công ty in ấn bạn cần những điều kiện gì? Trình tự thủ tục thành lập như thế nào? Trong phạm vi bài viết, công ty Luật Việt Phong cung cấp một số thông tin khái quát về điều kiện và thủ tục thành lập công ty in ấn như sau:
1. Điều kiện thành lập công ty in ấn
Khi thành lập công ty in ấn, ngoài các điều kiện thông thường khi thành lập doanh nghiệp thì riêng với công ty in ấn quý khách hàng cần phải có các loại giấy tờ sau mới được phép hoạt động:
- Giấy phép hoạt động in do Sở thông tin truyền thông tỉnh/thành phố hoặc Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự do công an tỉnh/thành phố cấp
2. Thủ tục thành lập công ty in ấn
Cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty in ấn thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hồ sơ thành lập công ty in ấn bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập ( đối với công ty cổ phần); Danh sách thành viên góp vốn ( đối với công ty TNHH); Danh sách thành viên hợp danh (đối với công ty Hợp danh);
- Bản sao chứng minh nhân dân đối với cá nhân;
- Đối với tổ chức góp vốn: Quyết định góp vốn, hợp đồng góp vốn, giấy phép hoạt động của tổ chức;
- Bản sao giấy phép in ấn, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự (kèm theo bản gốc để đối chiếu nếu cần);
- Hợp đồng ủy quyền (trường hợp được ủy quyền).
Sau khi nộp hố sơ tại sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho công ty Luật Việt Phong hoặc tự mình thực hiện khắc dấu và thông báo mẫu con dấu với Sở kế hoạch và đầu tư.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4: Xin cấp giấy phép hoạt động ngành in
Công ty in ấn trước khi hoạt động, công ty in ấn thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định số 60/2014/NĐ-CP phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép, trong đó ghi rõ nội dung hoạt động phù hợp với thiết bị của cơ sở in, trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
3. Nội dung tư vấn thành lập doanh nghiệp in ấn của Luật Việt Phong
* Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi thành lập:
+ Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp và các quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp.
+ Tư vấn về đặt tên doanh nghiệp và tư vấn về đăng ký bảo hộ và thiết kế logo;
+ Tư vấn lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh;
+ Tư vấn về đăng ký thành viên/Cổ đông sáng lập phù hợp với Quy định của pháp luật và điều lệ hoạt động của công ty;
+ Tư vấn đăng ký vốn điều lệ/Vốn pháp định theo Quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của luật chuyên ngành.
+ Tư vấn về tỷ lệ, phương thức góp vốn và các vấn đề khác liên quan
+ Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội doanh nghiệp;
+ Tư vấn pháp luật về thuế;
* Thực hiện các công việc theo uỷ quyền:
+ Soạn thảo hồ sơ theo yêu cầu;
+ Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;
+ Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
+ Thay mặt khách hàng nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho khách hàng;
+ Nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và Dấu công ty , bàn giao giấy chứng nhận và con dấu cho khách hàng;
* Tư vấn pháp luật sau khi thành lập doanh nghiệp:
Tư vấn pháp luật thường xuyên sau thành lập: Tư vấn về Quản trị doanh nghiệp; tư vấn thuế; tư vấn xây dựng phát triển thương hiệu…và mọi vấn đề pháp lý khác phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
4. Phương thức tiếp cận dịch vụ của Luật Việt Phong
- Tư vấn trực tiếp và thực hiện dịch vụ pháp lý tại văn phòng cho quý khách hàng có điều kiện thời gian đến trụ sở công ty Luật Việt Phong yêu cầu tư vấn;
- Tư vấn qua tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến: Quý khách hàng ở xa hoặc không có thời gian đến tư vấn trực tiếp có thể liên hệ tổng đài luật sư 1900 6589, Quý khách hàng chỉ cần nhấc điện thoại và Gọi 1900 6589 sau khi kết nối sẽ được luật sư tư vấn chu đáo, tận tình theo quy định pháp luật;
- Tư vấn qua Email bằng hình thức liên hệ đến hòm thư luatsu@luatvietphong.vn Luật sư tiếp nhận thông tin và phản hồi tư vấn trong vòng 03 ngày làm việc.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.