Ví dụ về thành lập doanh nghiệp

Việc thành lập doanh nghiệp là một hành trình gồm nhiều công đoạn cần thực hiện liên tục. Từ việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý đến việc đăng ký kinh doanh, mỗi bước đều đòi hỏi sự cẩn trọng và hiểu biết về các quy định pháp luật. Dưới đây là ví dụ về thành lập công ty cổ phần. 

Bước 1: Xác định ngành nghề và lên kế hoạch kinh doanh 

Trước khi bắt tay vào thành lập doanh nghiệp, bước đầu tiên và quan trọng nhất là xác định ngành nghề kinh doanh của công ty. Việc này không chỉ giúp bạn định hướng các hoạt động kinh doanh mà còn xác định các yêu cầu pháp lý cụ thể mà bạn cần tuân thủ. Ví dụ, nếu bạn muốn thành lập một công ty cổ phần trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bạn cần có chuyên môn và các chứng chỉ liên quan. Điều này bao gồm việc có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm làm việc trong ngành. Bên cạnh đó, việc xác định ngành nghề kinh doanh còn giúp bạn lựa chọn hình thức doanh nghiệp phù hợp, như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hay doanh nghiệp tư nhân. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu và nhược điểm riêng, cũng như các yêu cầu pháp lý khác nhau. Việc lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu hóa các nguồn lực và đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp. Trong quá trình lập kế hoạch, bạn cần tính toán chi tiết các chi phí ban đầu như chi phí thuê mặt bằng, mua sắm trang thiết bị, và chi phí nhân sự.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập công ty 

Điều 23 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

"Điều 23. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

2. Điều lệ công ty.

3. Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

4. Bản sao các giấy tờ sau đây:

a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;

b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.

Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành."

Căn cứ quy định trên về đăng ký doanh nghiệp, Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty cổ phần bao gồm:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

- Điều lệ công ty;

- Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;

- Bản sao các giấy tờ như: Giấy tờ pháp lý của cá nhân là người đại diện theo pháp luật, là thành viên của doanh nghiệp, là người đại diện theo ủy quyền của thành viên; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên (Nếu thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự); Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Chỉ khi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp).

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị xong, hồ sơ sẽ được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính. 

Bước 4: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp  và nộp lệ phí công bố

Sau khoảng 5-7 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ngay khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì cũng đồng thời sẽ được công bố thông tin doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau đó. Thủ tục nộp lệ phí về việc công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện song song và cùng lúc với  thời điểm nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Bước 5: Khắc con dấu doanh nghiệp

Ngay sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ nhận được 1 mã số thuế doanh nghiệp cụ thể.  Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng con dấu pháp nhân của doanh nghiệp và tự khắc con dấu. Do dó, doanh nghiệp không phải đăng bố cáo thông báo mẫu dấu như thủ tục trước đây.

Bước 6: Hoàn tất các thủ tục sau thành lập

Bước cuối cùng là doanh nghiệp cần thực hiện một số nghĩa vụ về đăng ký thuế, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký lao động và bảo hiểm xã hội. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải xin giấy phép đủ điều kiện hoạt động doanh nghiệp đối với các ngành nghề đặc thù như: vận tải, nhà hàng, du lịch, cho thuê lao động, y tế hay giáo dục,…. 

Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì băn khoăn lo lắng, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi. Với nhiều năm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, Luật Việt Phong chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn và sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, phù hợp nhất để đầu tư.

Trên đây là ví dụ về thành lập doanh nghiệp. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện thành và thủ tục các bước thành lập một công ty cổ phần. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để áp dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.


 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề