Thủ tục thành lập phòng khám đa khoa

Posted on Thành lập doanh nghiệp 1177 lượt xem
Hiện nay, vì nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng tăng cao, bệnh viện công luôn trong tình trạng quá tải nên số lượng phòng khám đa khoa tư nhân được mở khá nhiều. Tuy nhiên, đây là loại hình kinh doanh có điều kiện, ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn sức khỏe của nguời dân vậy nên pháp luật quy định khá chặt chẽ về điều kiện và thủ tục mở phòng khám đa khoa. Luật Việt Phong là đơn vị tư vấn uy tín trong lĩnh vực xin giấy phép, đặc biệt là những giấy phép trong lĩnh vực y tế, chúng tôi xin tư vấn thủ tục mở phòng khám đa khoa như sau:

1. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa

Căn cứ Điều 25 Nghị định 106/2016/NĐ-CP  quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa như sau:
- Quy mô phòng khám đa khoa:
+ Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau đây:
Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;
Có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh;
Có bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
+ Trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ điều kiện của các cơ sở dịch vụ y tế theo quy định thì phòng khám đa khoa được bổ sung quy mô và phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng.
- Cơ sở vật chất:
+ Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh.
+ Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu). Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:
Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất là 12 m2;
Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất là 15 m2; có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm ít nhất là 05 m2 trên một giường bệnh;
Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất là 10 m2.
+ Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
- Thiết bị y tế:
+ Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký;
+ Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.
- Nhân sự:
+ Số lượng bác sỹ khám bệnh, chữa bệnh hành nghề cơ hữu phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám đa khoa.
+ Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;
Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám đa khoa.
- Số lượng người làm việc, cơ cấu, chức danh nghề nghiệp của phòng khám đa khoa thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề, việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
Lưu ý:
- Đối với phòng khám đa khoa có thực hiện khám sức khỏe thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định 106/2016/NĐ-CP.
- Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình thực hiện theo quy định thí điểm của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa

- Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 43 Nghị định 106/2016/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc văn bản có tên của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
+ Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định tại Mục 1 Chương III Nghị định này;
+ Điều lệ tổ chức và hoạt động đối với bệnh viện nhà nước thực hiện theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế; đối với bệnh viện tư nhân thực hiện theo Mẫu 03 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này và phương án hoạt động ban đầu đối với bệnh viện;
+ Bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh đối với bệnh viện, nhà hộ sinh không có phương tiện vận chuyển cấp cứu ngoài cơ sở;
+ Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
+ Đối với cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh: Bản sao hợp lệ hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với bệnh viện. Trong trường hợp có cung cấp dịch vụ vận chuyển người bệnh ra nước ngoài cần có bản sao hợp lệ hợp đồng vận chuyển người bệnh với công ty dịch vụ hàng không.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Nơi nộp hồ sơ: Bộ Y tế hoặc Sở Y tế
+ Bộ Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc bệnh viện thuộc các bộ khác;
+ Sở Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn.
- Thời gian cấp giấy phép: Thời gian được cấp giấy phép mở phòng khám đa khoa là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ.

4. Dịch vụ tư vấn thành lập phòng khám đa khoa của Luật Việt Phong

Khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ tư vấn thành lập phòng khám đa khoa, Luật Việt Phong sẽ thực hiện những công việc sau:
- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến thủ tục thành lập phòng khám đa khoa;
- Hoàn thiện hồ sơ thành lập phòng khám đa khoa;
- Đại diện khách hàng đi thực hiện thủ thành lập phòng khám đa khoa;
- Đại diện khách hàng giải quyết các khó khăn, vướng mắc gặp phải khi thực hiện thủ tục thành lập phòng khám đa khoa;
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng;
Quý khách có nhu cầu thành lập phòng khám đa khoa xin vui lòng liên hệ qua số 1900 6589 để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ. Công ty Luật Việt Phong luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/24 (kể cả ngày nghỉ). Rất mong được hợp tác cùng quý khách!
 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề