Không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu?

Hiện nay chế tài xử phạt đối với Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký là chế tài hành chính. Vậy mức xử phạt hành chính với hành vi này là bao nhiêu? Thời hiệu xử phạt trong khoảng thời gian nào? Cùng Luật Việt Phong tìm hiểu thông qua bài viết sau đây:

1. Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

2. Những trường hợp không cần đăng ký kinh doanh

Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, các trường hợp này bao gồm:

  • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp;
  • Người bán hàng rong, đồ ăn vặt, người bán buôn; 
  • Người kinh doanh lưu động; 
  • Người kinh doanh thời vụ;
  • Người làm trong ngành dịch vụ nhưng thu nhập thấp.

3. Những trường hợp phải đăng ký kinh doanh

Nếu không thuộc trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh đã được nêu trên, cá nhân hoặc tổ chức buộc phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo đúng quy định để đảm bảo tính pháp lý cho các hoạt động kinh doanh. 

4. Mức xử phạt đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký

Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc vi phạm thành lập doanh nghiệp như sau:

“Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật;

b) Không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;

b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;

b) Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

Theo đó, tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

5. Thời hiệu xử phạt 

Căn cứ Điều 5 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

Điều 5. Thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với lĩnh vực đầu tư, đấu thầu, đăng ký doanh nghiệp là 01 năm; đối với lĩnh vực quy hoạch là 02 năm.

2. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 3 Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 30; Điều 36; Điều 37; Điều 43; Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; Điều 52; Điều 53; Điều 54; Điều 55; Điều 56; Điều 57; Điều 58; Điều 59; Điều 60; Điều 61; Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 65; Điều 66; Điều 67; Điều 68, Điều 69; Điều 70; Điều 71 và Điều 72 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện.

Đối với hành vi vi phạm đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

3. Các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 12 và Điều 25) là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc.

Đối với hành vi vi phạm đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.”

Thời hiệu xử phạt đối với tổ chức hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký là 01 năm (thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nếu hiện tại vẫn chưa thực hiện đăng ký doanh nghiệp, trường hợp đã đăng ký doanh nghiệp thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm).

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về: Không có giấy phép kinh doanh bị phạt bao nhiêu? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề