Ưu nhược điểm khi thành lập chi nhánh là gì?

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, việc thành lập chi nhánh trở thành một bước đi chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và gia tăng sức cạnh tranh. Chi nhánh mang lại nhiều cơ hội phát triển, như mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh thu. Tuy nhiên, song song với đó là những nhược điểm cần cân nhắc, như sự khó khăn trong việc duy trì quản lý và giám sát hiệu quả các chi nhánh từ xa.

Những điều cần lưu ý khi thành lập chi nhánh công ty

1. Chi nhánh là gì?

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

*Quyền của chi nhánh:

Căn cứ  vào Điều 19 Luật Thương mại 2005 quy định quyền của chi nhánh:

  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh.
  • Tuyển dụng người lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Giao kết hợp đồng tại Việt Nam phù hợp với nội dung hoạt động được quy định trong giấy phép thành lập Chi nhánh và theo quy định của Luật này.
  • Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam.
  • Chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định pháp luật Việt Nam.
  • Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại khác phù hợp với giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điêu ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Ưu điểm của việc thành lập chi nhánh

Thành lập chi nhánh mang lại nhiều lợi ích, cụ thể:

  • Chủ động hơn trong tổ chức hoạt động kinh doanh và các vấn đề trong nội bộ chi nhánh.
  • Việc thành lập chi nhánh tại những tỉnh, thành phố (khu vực tạo ra doanh thu cao cho doanh nghiệp) sẽ tiết kiệm tối đa chi phí về vận chuyển. Đồng thời mang đến niềm tin, sự thuận lợi cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cho khách hàng.
  • Chi nhánh được hoạt động kinh doanh như doanh nghiệp;
  • Được quyền đăng ký con dấu riêng, thay công ty ký kết hợp đồng kinh tế (trong phạm vi ủy quyền của công ty).
  • Có thể kê khai nộp thuế riêng như 1 đơn vị độc lập nếu đăng ký là chi nhánh độc lập.
  • Có thể chọn phương pháp kê khai thuế độc lập hoặc phụ thuộc, được phép mở hệ thống sổ sách kế toán để hoạch toán riêng.
  • Chi nhánh có quyền thành lập địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh.

3. Hạn chế của việc lập chi nhánh

  • Thủ tục thành lập ban đầu – thủ tục đăng ký hoạt động phức tạp – tương đương thành lập một công ty mới.
  • Phải đóng thuế môn bài hằng năm
  • Phải làm thủ tục quyết toán trước khi giải thể, thủ tục thay đổi cơ quan thuế khi thay đổi địa chỉ chi nhánh.
  • Đối với chi nhánh hoạch toán độc lập phải thực hiện kê khai thuế độc lập cho chi nhánh.  Nếu quy mô doanh nghiệp nhỏ, phải thực hiện khá nhiều nghĩa vụ liên quan đến thuế và các quy định pháp luật , sẽ ảnh hưởng đến thời gian, chi phí nhân sự cũng như các chi phí vận hành doanh nghiệp khác.
  • Hạch toán độc lập giúp doanh nghiệp dễ quản lý chi phí, chứng từ, phân tích lỗ lãi của doanh nghiệp và chi nhánh. Tuy nhiên nếu hạch toán độc lập cuối tháng doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế riêng cho doanh nghiệp và chi nhánh, các loại báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng, như vậy sẽ tăng lượng công việc của kế toán.
  • Hạch toán phụ thuộc có ưu điểm giúp doanh nghiệp giảm thiểu một số công việc kế toán so với hình thức độc lập. Tuy nhiên sẽ khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Ưu nhược điểm khi thành lập chi nhánh. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề