Lợi ích, hạn chế khi chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp

Dựa vào từng tình hình, điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân tổ chức mà các hộ kinh doanh có mong muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp sẽ phù hợp với các cá nhân, tổ chức muốn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có sự kiểm soát và quản lý nhất định trong hoạt động của công ty. Loại hình doanh nghiệp sẽ phù hợp với các quy mô kinh doanh từ vừa và lớn, có mong muốn được đầu tư cũng như là phát triển quy mô hoạt động bằng cách thành lập các chi nhánh, văn phòng. Vậy nên, khi tình hình kinh doanh tốt hơn thì hộ kinhy doanh có mong muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Luật Việt Phong sẽ giải đáp thắc mắc về Lợi ích, hạn chế khi chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp.

1. Lợi ích khi chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 15, 16, 17, 18, 19 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể sẽ được hưởng những ưu đãi sau:

  • Miễn phí hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp
  • Miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
  • Miễn phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lần đầu tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
  • Hỗ trợ thủ tục đăng ký ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
  • Được tư vấn, hướng dẫn miễn phí về thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

Thuận lợi khi hoạt động theo mô hình công ty, doanh nghiệp:

  • Có tư cách pháp nhân, có con dấu, được sử dụng hóa đơn. 
  • Có thể dễ dàng huy động vốn từ nhiều cá nhân, tổ chức khác hoặc vay vốn từ ngân hàng.
  • Có thể kinh doanh đồng thời nhiều lĩnh vực ngành nghề và mở rộng quy mô thông qua việc mở chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
  • Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn giúp giảm thiểu rủi ro cho chủ sở hữu.

2. Hạn chế khi chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

  • Cơ cấu tổ chức phức tạp, nhiều phòng ban, chi phí quản lý và vận hành doanh nghiệp cao.
  • Chế độ sổ sách kế toán của doanh nghiệp rất phức tạp, phải nộp tờ khai báo cáo hàng quý, hàng năm. Việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ kế toán riêng.
  • Phải đóng nhiều loại thuế với thuế suất cao hơn hộ kinh doanh: Lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, giá giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu…
  • Phải thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách cho người lao động như: bảo hiểm, thai sản, thưởng ngày lễ, tết…

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Lợi ích, hạn chế khi chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề