Khi nào phải thành lập chi nhánh?

Việc thành lập chi nhánh công ty ở Việt Nam hiện nay vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt trong các ngành như bất động sản, thông tin và truyền thông, công nghiệp chế biến, và nông nghiệp. Một trong những phương án phổ biến mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn đó là thành lập chi nhánh và thành lập hay không đều phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. 

Những việc cần làm sau khi thành lập chi nhánh (2023)

1. Chi nhánh công ty

Theo khoản 1 điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:"Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp." 

Phạm vi hoạt động kinh doanh của chi nhánh sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích của công ty khi thành lập chi nhánh. Người đứng đầu chi nhánh có quyền đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền trong thời gian nhất định. Một số mục đích khi các nhà đầu tư muốn mở chi nhánh: 

- Mở rộng quy mô kinh doanh: khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh ra ngoài phạm vi trụ sở chính, việc thành lập chi nhánh là cần thiết. Chi nhánh có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc ký kết hợp đồng, giao dịch thương mại, sản xuất và cưng cấp dịch vụ. 

- Tiếp cận thị trường mới: khi doanh nghiệp muốn tiếp cạn và khai thác thị trường mới, việc thành lập chi nhánh tại địa phương đó giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khách hàng, đối tác, và nguồn lực địa phương. 

- Tăng cường sự hiện diện thương hiệu: Việc có nhiều chi nhánh ở nhiều địa phương khác nhau giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện và nhận diện thương hiệu, từ đó củng cố uy tín và niềm tin khách hàng. 

- Nâng cao hiệu quả quản lý: thành lập chi nhánh giúp doanh nghiệp phân bổ công việc và quản lý hiệu quả hơn, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều hoạt động ở nhiều địa điểm khác nhau. 

- Đáp ứng yêu cầu pháp lý và kinh doanh đặc thù: trong một số ngành nghề, việc thành lập chi nhánh có thể là yêu cầu bắt buộc để tuân thủ các quy định pháp luật hoặc yêu cầu của ngành nghề kinh doanh. Ví dụ, một số ngành dịch vụ cần có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh để thuận tiện cho việc cung cấp dịch vụ. 

2. Lợi ích của việc thành lập chi nhánh

- Tăng cường khả năng tiếp cận và phục vụ khách hàng

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý

- Củng cố thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

- Đáp ứng nhanh chóng và linh hoạt nhu cầu thị trường

Tuy nhiên, việc thành lập chi nhánh cũng cần xem xét đến các yếu tố như chi phí vận hành, quản lý, và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Do đó, doanh nghiệp nên thực hiện nghiên cứu kỹ lưỡng và lập kế hoạch chi tiết trước khi quyết định thành lập chi nhánh. 

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Khi nào phải thành lập chi nhánh?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề