Dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhiều Doanh nghiệp thực hiện giải pháp mua lại và sáp nhập doanh nghiệp như một bước phát triển thay đổi diện mạo và quy mô hoạt động của mình. Vậy hồ sơ và trình tự thủ tục sáp nhập doanh nghiệp được tiến hành như thế nào? Hỗ trợ khách hàng có nhu cầu, công ty Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ tư vấn sáp nhận doanh nghiệp uy tín và hiệu quả.

1. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 195 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định về thủ tục sáp nhập như sau:
- Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.  Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; 
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; 
+ Thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; 
+ Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; 
+ Thời hạn thực hiện sáp nhập;
- Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
- Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Lưu ý:
- Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
- Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

2. Hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp

- Thành phần hồ sơ gồm có:
+ Hợp đồng sáp nhập;
+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập;
+ Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Dịch vụ Luật việt Phong cung cấp

Khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ tư vấn sáp nhập doanh nghiệp, Công ty Luật Việt Phong hỗ trợ khách hàng với các công việc sau:
* Cung cấp dịch vụ tư vấn và đánh giá Doanh nghiệp trước khi thực hiện thủ tục sáp nhập:
- Xác định chiến lược và mục tiêu mua, bán và sáp nhập doanh nghiệp;
- Cung cấp thông tin đánh giá, phân tích ngành/ lĩnh vực kinh doanh;
- Khảo sát và đánh giá doanh nghiệp;
- Tư vấn định giá doanh nghiệp;
- Hỗ trợ pháp lý trong quá trình sáp nhập: xây dựng hợp đồng và các trình tự pháp lý liên quan;
- Tổ chức đàm phán, hỗ trợ các bên thương thảo hợp đồng sáp nhập;
- Tư vấn hậu sáp nhập: tái cấu trúc, hệ thống quản lý,…
* Hoàn thiện hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp: 
Soạn thảo hồ sơ chi tiết, các hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ pháp lý liên quan khác về việc thủ tục sáp nhập Doanh nghiệp của Công ty bị sáp nhập và Công ty nhận sáp nhập theo đúng quy định của pháp luật.
* Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp: 
- Đại diện khách hàng theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký sáp nhập Doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; theo dõi quá trình xử lý hồ sơ và thông báo cho khách hàng các yêu cầu hoặc sửa đổi, bổ sung (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đại diện khách hàng theo ủy quyền nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty được nhận sáp nhập tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Đại diện khách hàng theo ủy quyền làm thủ tục khắc dấu pháp nhân và nhận dấu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu thay đổi dấu pháp nhân);
Tham khảo bài viết liên quan: Dịch vụ tư vấn hợp nhất doanh nghiệp
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ, xin vui lòng liên hệ qua số 1900 6589 để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ. Công ty Luật Việt Phong luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/24 (kể cả ngày nghỉ). Rất mong được hợp tác cùng quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Xem thêm

Bài viết cùng chủ đề