Bên cạnh những lợi ích to lớn của thuốc tây y trong việc điều trị bệnh, không thể không nhắc đến sự quan trọng của những bài thuốc gia truyền lưu hành trong dân gian. Rất nhiều bài thuốc xuất phát từ kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận tồn tại và có vai trò lớn lao trong điều trị bệnh. Vậy làm sao để có được giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền để đảm bảo tính hợp pháp cho việc sử dụng loại thuốc này trong thực tế đời sống? Luật Việt Phong sẽ hỗ trợ quý khách trong việc ghi nhận sự tồn tại cũng như phát huy những giá trị truyền thống của những bài thuốc này trên thực tế, cung cấp dịch vụ cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền uy tín, hiệu quả.
1. Điều kiện của người được cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”
Người được cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Có đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có quyền thừa kế theo quy định của pháp luật.
- Biết cụ thể các vị thuốc và thành phần bài thuốc, cách bào chế, cách sử dụng, liều dùng, đường dùng, chỉ định, chống chỉ định và chẩn đoán bệnh.
- Được chính quyền địa phương (xã/phường/thị trấn) chứng nhận là người được dòng tộc, gia đình có bài thuốc gia truyền lâu năm, có hiệu quả điều trị một bệnh nhất định, được nhân dân trong vùng tín nhiệm và không có sự tranh chấp dân sự về bài thuốc đó đồng ý truyền cho.
Người có bài thuốc gia truyền chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan chức năng cấp chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề. Người này chỉ được thực hiện một trong hai hình thức hành nghề sau:
- Khám, chữa bệnh bằng bài thuốc gia truyền.
- Sản xuất, kinh doanh bằng bài thuốc gia truyền, nhưng phải tiến hành thủ tục đăng ký.
2. Hồ sơ xét duyệt cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền có xác nhận của Chi hội Đông y, Trạm y tế và UBND xã, phường, thị trấn nơi người có bài thuốc cư trú.
- Sơ yếu lý lịch ghi rõ quá trình hoạt động chuyên môn về y học cổ truyền của dòng tộc, gia đình và bản thân (có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú).
- Bản giải trình về bài thuốc gia truyền, trong đó phải ghi rõ:
• Xuất xứ của bài thuốc qua các đời trong dòng tộc, gia đình, nơi đã sử dụng bài thuốc để điều trị;
• Công thức của bài thuốc (ghi rõ tên từng vị, liều lượng);
• Cách gia giảm (nếu có);
• Cách bào chế;
• Dạng thuốc;
• Cách dùng, đường dùng;
• Liều dùng;
• Chỉ định và chống chỉ định.
- Tư liệu chứng minh hiệu quả điều trị của bài thuốc.
• Sổ theo dõi người bệnh (có ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
• Danh sách người bệnh (tối thiểu từ 100 người trở lên) ở trong vùng, địa phương gần nhất đã điều trị có hiệu quả trong thời gian gần nhất (gồm: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ, nghề nghiệp, chẩn đoán, kết quả điều trị và thời gian điều trị).
- Văn bản xác nhận được quyền thừa kế bài thuốc đó theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận) hoặc công chứng chứng thực.
- Giấy khám sức khỏe do bệnh viện từ cấp quận, huyện trở lên cấp.
- Hai ảnh cỡ 4 x 6 cm, chụp kiểu chứng minh thư nhân dân.
3. Luật Việt Phong thực hiện việc đại diện xin cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” như thế nào?
Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp các yêu cầu của khách hàng về cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền”.
Bước 2: Tiến hành soạn thảo hợp đồng cũng như hồ sơ, giấy tờ liên quan chuyển tới cho khách hàng ký kết.
Bước 3: Thay khách hàng nộp hồ sơ Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cư trú và nộp lệ phí theo quy định hiện hành. Đồng thời, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thẩm định hồ sơ và trả lời kết quả cho đương sự: Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn về việc xét duyệt công nhận bài thuốc gia truyền. Hồ sơ của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền phải gửi đến các Ủy viên Hội đồng để nghiên cứu trước khi họp Hội đồng trước 7 ngày.
Sau khi xem xét, Hội đồng tiến hành bỏ phiếu kín: đồng ý hoặc không đồng ý, làm biên bản buổi họp và báo cáo kết quả với Giám đốc Sở Y tế tỉnh.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét ra Quyết định cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” theo đề nghị của Hội đồng, khi được ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt tại buổi họp đồng ý.
Trường hợp không công nhận là bài thuốc gia truyền thì phải có công văn nêu rõ lý do không công nhận để thông báo cho người đề nghị cấp “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” biết.
Bước 4: Trả kết quả tới tay khách hàng
Tối đa 30 ngày kể từ ngày nộp bộ hồ sơ hợp lệ, Luật Việt Phong sẽ thay quý khách nhận về “Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền” và tiến hành bàn giao lại cho quý khách.
4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong
- Được hỗ trợ tư vấn, đại diện thực hiện thủ tục tận tâm, uy tín và hiệu quả.
- Nhanh chóng nhận được thành quả của dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền.
- Tiết kiệm thời gian, công sức, không cần đi lại hay thực hiện bất cứ thủ tục nào của quá trình xin cấp giấy chứng nhận.
- Được cung cấp hệ thống văn bản pháp luật miễn phí.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.