Tra cứu thông tin để đăng ký bản quyền tác giả

Đối với mỗi tác phẩm nghệ thuật, văn học, âm nhạc hay công trình nghiên cứu khoa học, việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ không chỉ giúp tác giả bảo vệ thành quả lao động của mình mà còn tạo cơ sở pháp lý vững chắc để khai thác giá trị kinh tế từ các tác phẩm này. Một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình đăng ký bản quyền tác giả là tra cứu thông tin để đảm bảo rằng tác phẩm của mình không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý cần thiết.

1. Đăng ký quyền tác giả

Theo Luật Sở hữu trí tuệ quy định như sau:

- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

- Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Khoản 1 điều 3 quy định về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Trên thực tế, các tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả online thường được thể hiện dưới dạng: bài hát, bài thơ, truyện, chương trình máy tính, tác phẩm nghệ thuật: logo, bức tranh, ảnh chụp, video, phim,…

2. Ai có quyền đăng ký quyền tác giả?

Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định cụ thể:

- Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả (được phép đăng ký bản quyền tác giả online) gồm người trực tiếp sáng tạp ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều 37 đến điều 42 của Luật này;

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được  công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Tra cứu bản quyền tác giả ở đâu?

Việc tra cứu bản quyền tác giả sẽ được thực hiện tại Hệ thống tra cứu niên giám – Cục bản quyền tác giả theo đường link sau: http://www.cov.gov.vn/tra-cuu-nien-giam

Cách thức tra cứu bản quyền tác giả như sau

Bước 1: Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc tra cứ

Bước 2: Truy cập website theo đường link sau: http://www.cov.gov.vn/tra-cuu-nien-giam

Để việc tra cứu quyền tác giả diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm thời gian, cần chuẩn bị:

- Tên bản quyền tác giả cần tra cứu

- Loại hình tác phẩm dự định đăng ký bản quyền

- Thông tin khái quát về loại hình tác phẩm dùng để tra cứu (hình ảnh; nội dung…)

Trên đây là tư vấn của  Công ty Luật Việt Phong về Tra cứu thông tin để đăng ký bản quyền tác giả. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề