Theo danh sách dự kiến, có 11 tỉnh, thành được đề xuất giữ nguyên (9 tỉnh, 2 thành phố) và sáp nhập, hợp nhất 52 tỉnh, thành để thành lập 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới (gồm 19 tỉnh, 4 thành phố). Bài viết của Công ty Luật Việt Phong sẽ cung cấp danh sách Tên gọi dự kiến, trung tâm chính trị - hành chính 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập.

Tên gọi dự kiến, trung tâm chính trị - hành chính 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Theo đó, phương án sáp nhập còn 34 tỉnh, thành phố được Trung ương thông qua gồm 11 tỉnh, thành không thực hiện sáp nhập 11 tỉnh, thành này gồm: thành phố Hà Nội; thành phố Huế; tỉnh Lai Châu; tỉnh Điện Biên; tỉnh Sơn La; tỉnh Lạng Sơn; tỉnh Quảng Ninh; tỉnh Thanh Hóa; tỉnh Nghệ An; tỉnh Hà Tĩnh; tỉnh Cao Bằng.
23 tỉnh, thành phố mới được thành lập theo các phương án sáp nhập như sau:
- Hợp nhất Tuyên Quang và Hà Giang, lấy tên là tỉnh Tuyên Quang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
- Hợp nhất Lào Cai và Yên Bái, lấy tên là tỉnh Lào Cai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Yên Bái hiện nay.
- Hợp nhất Bắc Kạn và Thái Nguyên, lấy tên là tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
- Hợp nhất Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình, lấy tên là tỉnh Phú Thọ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Phú Thọ hiện nay.
- Hợp nhất Bắc Ninh và Bắc Giang, lấy tên là tỉnh Bắc Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bắc Giang hiện nay.
- Hợp nhất Hưng Yên và Thái Bình, lấy tên là tỉnh Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên hiện nay.
- Hợp nhất Hải Dương và Hải Phòng, lấy tên là thành phố Hải Phòng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Hải Phòng hiện nay.
- Hợp nhất Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định, lấy tên là tỉnh Ninh Bình, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.
- Hợp nhất Quảng Bình và Quảng Trị, lấy tên là tỉnh Quảng Trị, trung tâm hành chính đặt tại tỉnh Quảng Bình hiện nay.
- Hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng, lấy tên là thành phố Đà Nẵng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
- Hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi, lấy tên là tỉnh Quảng Ngãi, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Quảng Ngãi hiện nay.
- Hợp nhất Gia Lai và Bình Định, lấy tên là tỉnh Gia Lai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Bình Định.
- Hợp nhất Ninh Thuận và Khánh Hòa, lấy tên là tỉnh Khánh Hòa, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Khánh Hoà hiện nay.
- Hợp nhất Lâm Đồng, Đăk Nông và Bình Thuận; lấy tên là tỉnh Lâm Đồng, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
- Hợp nhất Đăk Lăk và Phú Yên, lấy tên là tỉnh Đăk Lăk, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đăk Lăk hiện nay.
- Hợp nhất Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP HCM, lấy tên là TP HCM, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại TP HCM hiện nay.
- Hợp nhất Đồng Nai và Bình Phước, lấy tên là tỉnh Đồng Nai, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Đồng Nai hiện nay.
- Hợp nhất Tây Ninh và Long An, lấy tên là tỉnh Tây Ninh, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Long An.
- Hợp nhất Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang, lấy tên là thành phố Cần Thơ, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại thành phố Cần Thơ hiện nay.
- Hợp nhất Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh, lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
- Hợp nhất Tiền Giang và Đồng Tháp, lấy tên là tỉnh Đồng Tháp, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Tiền Giang.
- Hợp nhất Bạc Liêu và Cà Mau, lấy tên là tỉnh Cà Mau, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Cà Mau hiện nay.
- Hợp nhất An Giang và Kiên Giang, lấy tên là tỉnh An Giang, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Kiên Giang.
Trong bối cảnh thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, việc xác định tên gọi mới và lựa chọn trung tâm chính trị - hành chính cho các tỉnh, thành phố sau sáp nhập trở thành một nội dung quan trọng, nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân.Theo đó, Trung ương Đảng cũng yêu cầu quy định thời gian chuyển tiếp để bảo đảm hoạt động thông suốt, không gián đoạn, phù hợp với lộ trình dự kiến sắp xếp, sáp nhập.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Tên gọi dự kiến, trung tâm chính trị - hành chính 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.