Điều kiện hoạt động của cơ sở in

Posted on In ấn 51 lượt xem

Để duy trì sự cạnh tranh và uy tín trên thị trường, các cơ sở in phải đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về công nghệ, trang thiết bị, nhân sự, cũng như các yêu cầu về môi trường và an toàn lao động. Điều này giúp các cơ sở không chỉ hoạt động bền vững mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành in trong nước.

Tầm quan trọng của ngành In ấn trong cuộc sống

1. Cơ sở in

Cơ sở in là doanh nghiệp, hộ kinh doanh, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp thực hiện đầy đủ hoặc từng công đoạn chế bản, in, gia công sau in.

Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:

1. Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;

2. Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành

3. Tem chống giả;

4. Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền)

5. Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;

6. Bao bì, nhãn hàng hóa;

7. Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;

8. Các sản phẩm in khác.

2. Điều kiện hoạt động của cơ sở in

“1. Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hộ kinh doanh về hoạt động in (kể cả cơ sở in hoạt động độc lập và trực thuộc doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác);

b) Có thiết bị in để thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chế bản, in, gia công sau in;

c) Có mặt bằng để thực hiện chế bản, in, gia công sau in ngoài khu dân cư, trừ cơ sở in chỉ sử dụng công nghệ, thiết bị in la-de (laser), in phun khổ từ A0 trở xuống và cơ sở in là hộ gia đình hoạt động in lưới (lụa) thủ công;

d) Có đủ điều kiện về an ninh - trật tự, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

đ) Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam;

e) Có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.

2. Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm không thuộc quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đủ điều kiện quy định tại các Điểm a, b, c, và d Khoản 1 Điều này;

b) Có người đứng đầu thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”(khoản 1, khoản 2 Điều 11)

Lưu ý: Điều kiện để cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công in các sản phẩm số 1,2,3 và 4 nêu trên phải có đủ các điều kiện sau:

- Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in.

- Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.

- Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề