Đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế

Đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế là một bước quan trọng để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Việc đăng ký giúp cơ quan thuế quản lý tốt hơn các hoạt động kinh doanh, đảm bảo nghĩa vụ thuế được thực hiện đúng quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất hóa đơn và thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Để hỗ trợ quý khách hàng một cách kịp thời, hiệu quả và tiết kiệm thời gian, bài viết dưới đây của công ty Luật Việt Phong sẽ cung cấp các quy định về Đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế.

1. Thế nào là địa điểm kinh doanh?

Khoản 3 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. 

Như vậy địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh tế cụ thể ở ngoài trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh không phải là một tổ chức pháp lý riêng biệt. Việc đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan chức năng giúp đảm bảo tính hợp pháp, thuận tiện trong việc quản lý thuế, xuất hóa đơn và thực hiện các nghĩa vụ tài chính. 

2. Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế

Theo khoản 5 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 2 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh

Sau khi Phòng đăng ký kinh doanh chấp thuận, doanh nghiệp cần chuyển thông tin đăng ký địa điểm kinh doanh cho cơ quan thuế theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT. Quy trình đăng ký này bao gồm các yêu cầu sau:

- Thông báo về việc thành lập địa điểm kinh doanh tới cơ quan thuế theo mẫu quy định

- Biên bản họp và quyết định thành lập địa điểm kinh doanh hợp lệ của doanh nghiệp

- Bản sao hợp lệ của chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện doanh nghiệp

- Bản sao có công chứng của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

- Giấy ủy quyền cho người đại diện gửi hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh tới cơ quan thuế

- Tờ khai thông tin được đại diện ủy quyền nộp hồ sơ

- Các tài liệu về địa điểm kinh doanh từ các tỉnh khác hoặc cùng tỉnh

- Giấy chứng nhận hành nghề áp dụng cho các ngành kinh doanh tại địa điểm này, nhưng chỉ được phép nằm trong phạm vi lĩnh vực hoạt động của công ty mẹ

Trên đây là giải đáp của Công ty Luật Việt Phong về Đăng ký địa điểm kinh doanh với cơ quan thuế. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý

 

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề