Chuyển khẩu về nhà chồng muộn có bị phạt không

Việc đăng ký và quản lý hộ khẩu là một trong những thủ tục quan trọng đối với mỗi công dân, đặc biệt là sau khi kết hôn. Tuy nhiên, không phải lúc nào người vợ cũng có thể thực hiện ngay việc chuyển khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn. Điều này đặt ra thắc mắc liệu việc chậm trễ trong quá trình chuyển khẩu có bị xem là vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến các hình thức xử phạt nào đó không. Câu hỏi này rất đáng quan tâm trong bối cảnh các quy định về hộ khẩu đang ngày càng được thắt chặt.

Chưa có giấy kết hôn, vợ có được nhập vào hộ khẩu chồng? - Tuổi Trẻ Online

1. Chuyển khẩu về nhà chồng muộn có bị phạt không?

Theo quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3 Điều 1 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 thìngười đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp, khi chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trong thời hạn mười hai tháng có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Theo đó, từ khi chuyển về nhà chồng trong thời hạn 12 tháng thì cần phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Nếu vợ đã dọn chuyển về nhà chồng nhưng chưa nhập hộ khẩu về nhà chồng trong vòng 12 tháng thì bạn sẽ bị xử phạt.

2. Quyền của công dân về nơi cư trú

Công dân cư trú tại Việt Nam có các quyền sau:

  • Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật liên quan.
  • Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
  • Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
  • Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu
  • Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
  • Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
  • Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.

3. Thủ tục nhập hộ khẩu về nhà chồng

Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Chuyển khẩu về nhà chồng muộn có bị phạt không. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề