Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy

Việc tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là yếu tố quan trọng nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản con người. Để đảm bảo yêu cầu này, mọi cơ sở kinh doanh và công trình xây dựng đều cần có giấy phép PCCC hợp lệ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang lo ngại về chi phí phát sinh khi thực hiện các thủ tục liên quan. Vậy chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy có đắt đỏ hay không, và bao gồm những yếu tố nào?

Luật phòng cháy chữa cháy và thực tiễn

1. Giấy phép phòng cháy chữa cháy

Căn cứ tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, giấy chứng nhận PCCC (Phòng cháy chữa cháy) được hiểu là giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho những đối tượng đáp ứng các điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Việc cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy giúp đảm bảo rằng họ tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy để đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản.

2. Thủ tục là giấy phép phòng cháy chữa cháy

Bước 1: Nộp hồ sơ

Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thể nộp hồ sơ đăng ký giấy phép PCCC cho cơ quan thẩm quyền bằng các phương thức sau:

  • Trực tiếp tại Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy.
  • Trực tuyến thông quan Công dịch vụ công (nếu có).
  • Sử dụng dịch vụ bưu chính công ích.

Tùy thuộc vào trường hợp xin cấp phép phòng cháy chữa cháy, cơ quan cấp phép được quy định như sau:

  • Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, Cứu hộ thuộc Bộ Công an sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp do Cục thẩm duyệt và nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
  • Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, Cứu hộ của Công an tỉnh sẽ cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho các trường hợp được ủy quyền

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ xin cấp phép PCCC

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra thành phần cũng như tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.

Bước 3: Thông báo kết quả hồ sơ xin giấy phép PCCC

Thời hạn giải quyết thủ tục xin giấy phép PCCC là từ 5 đến 15 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp không được cấp phép, bạn sẽ nhận được văn bản trả lời và lý do cụ thể về việc không được cấp phép.

3. Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy

Căn cứ vào Thông tư 258/2016/TT-BTC quy định phí thẩm định phê duyệt thiết kế PCCC, được sửa đổi một số điều tại Thông tư 52/2019/TT-BTC, theo đó mức chi phí giấy phép phòng cháy chữa cháy dao động từ 500.000 – 150.000.000 đồng/giấy phép. Mức phí này được thu dựa trên mô hình kinh doanh, diện tích và cùng nhiều yếu tố khác.

4. Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 30, Điều 31 và Điều 38 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, việc không chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp có thể bị xử phạt hành chính theo mức sau:

  • Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với các trường hợp thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng thời hạn các yêu cầu chi tiết về phòng cháy, chữa cháy đã được cơ quan thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với việc chủ đầu tư không xuất trình được hồ sơ, tài liệu phục vụ cho việc kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
  • Phạt tiền từ 15.000.000 - 25.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có hành vi không chấp hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động và phạt 30.000.000 - 50.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy.
  • Phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với chủ đầu tư không cung cấp đủ các loại tài liệu có trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 - 5.000.000 đồng đối với chủ đầu tư hành vi không lập hồ sơ quản lý và theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 - 50.000.000 đồng đối với những chủ đầu tư cố tình đưa hạng mục công trình đi vào hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 - 50.000.000 đồng đối với những chủ đầu tư cố tình đưa hạng mục công trình đi vào hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt của cơ quan thẩm quyền về thiết kế phòng cháy, chữa cháy.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Chi phí làm giấy phép phòng cháy chữa cháy. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. Rất mong được hợp tác với quý khách!

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn


Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá

Bài viết cùng chủ đề