Nước ta với chính sách hội nhập, xã hội hoá, hiện đại hoá, đang dần mở cánh cửa đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào việc đấu thầu và thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài phải tiến hành xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng, loại giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho nhà thầu nước ngoài theo từng hợp đồng sau khi trúng thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây vốn không phải thủ tục đơn giản với các chủ thể không chuyên.
Luật Việt Phong với đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực xin cấp các loại Giấy phép, cam kết gửi tới quý khách dịch vụ
cấp Giấy phép hoạt động xây dựng chất lượng, uy tín và nhanh chóng.
1. Điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
Nhà thầu nước ngoài tham gia các hoạt động xây dựng sau thì phải công bố thông tin trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng theo phân cấp:
- Lập quy hoạch xây dựng;
- Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng;
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
- Khảo sát xây dựng;
- Lập thiết kế, dự toán; thẩm tra thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;
- Giám sát thi công xây dựng;
- Thi công xây dựng công trình;
- Kiểm định, giám định chất lượng công trình xây dựng;
- Trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo điều kiện đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu.
- Trường hợp các gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc áp dụng theo quy định pháp luật về đấu thầu của Việt Nam, nhà thầu nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện sau:
• Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;
• Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh; nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.
- Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.
2. Hồ sơ cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
* Đối với nhà thầu nước ngoài là tổ chức, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng được quy định theo mẫu tại Phụ lục số 1 của Thông tư 14/2016/TT-BXD.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) giấy phép thành lập (hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức) và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của nước, nơi mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp hoặc nơi mà nhà thầu đang thực hiện dự án cấp.
- Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư 14/2016/TT-BXD và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong 3 năm gần nhất (đối với trường hợp nhà thầu nhận thực hiện gói thầu thuộc đối tượng không bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu của Việt Nam).
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam (có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu), trong đó xác định rõ phần việc mà nhà thầu Việt Nam thực hiện.
Trường hợp khi dự thầu hoặc chọn thầu chưa xác định được thầu phụ, khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phải có hợp đồng với thầu phụ Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận của chủ đầu tư và bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu phụ Việt Nam. - Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu theo mẫu tại Phụ lục số 3 của Thông tư 14/2016/TT-BXD.
- Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng được làm bằng tiếng Việt. Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự. Các giấy tờ, tài liệu nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
* Đối với trường hợp nhà thầu nước ngoài là cá nhân, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng được quy định theo mẫu tại Phụ lục số 4 của Thông tư 14/2016/TT-BXD.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bản kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề do nước mà cá nhân mang quốc tịch hoặc nơi mà cá nhân thực hiện dự án cấp và bản sao hộ chiếu cá nhân.
- Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng được làm bằng tiếng Việt. Bản sao Giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề tư vấn do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam và các nước có liên quan là thành viên có quy định về miễn trừ hợp pháp hóa lãnh sự. Các giấy tờ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Luật Việt Phong thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài như thế nào?
Bước 1: Tư vấn sơ bộ cho khách hàng về quy định pháp lý đối với thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động xây dựng
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh, đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại:
- Với dự án nhóm A, dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên: cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng;
- Với dự án nhóm B, nhóm C: Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.
Đồng thời, kiểm tra, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, thường xuyên thông báo tình hình xét duyệt hồ sơ tới khách hàng
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng có trách nhiệm xem xét hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đúng, không đủ theo quy định phải thông báo và hướng dẫn một lần bằng văn bản cho nhà thầu biết để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời gian 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan cấp giấy phép hoạt động xây dựng xem xét và cấp giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định để được cấp giấy phép hoạt động xây dựng thì cơ quan cấp phép phải thông báo bằng văn bản cho nhà thầu biết.
Bước 3: Đại diện khách hàng nhận kết quả khi thủ tục xin giấy phép được thực hiện xong
Bước 4: Bàn giao kết quả cho khách hàng khi yêu cầu dịch vụ hoàn thành: Chỉ sau 20 ngày làm việc, Luật Việt Phong đã có thể cung cấp tới khách hàng Giấy phép hoạt động xây dựng, chính thức hợp pháp hoá hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam.
4. Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ liên quan tới hoạt động đầu tư tại Việt Nam
Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 0904 582 555
hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.